Dư nợ là gì? Các loại dư nợ phổ biến

119

Dư nợ là thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các câu hỏi như: Dư nợ là gì? Dư nợ có bao nhiêu loại? Dư nợ có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng vay của khách hàng?… luôn là thắc mắc của rất nhiều khách hàng.

Hãy cùng giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.

1. Dư nợ là gì?

du no la gi

Dư nợ được hiểu là khoản tiền nợ khi đi vay của một tổ chức, công ty hay một cá nhân. Dư nợ là thuật ngữ được dùng nhiều khi nhắc đến các khoản vay tại các tổ chức tài chính hay các ngân hàng thương mại. 

Dư nợ cũng được coi chính là các khoản phải trả khi đến hạn của người vay theo kỳ hạn trả nợ. Dư nợ có thể bằng 0 nếu như bên vay hoàn thành việc trả nợ đúng hạn hoặc bằng khoản tiền lớn hơn 0 nếu bên vay không trả nợ đúng hạn như đã thỏa thuận từ trước. 

2. Các loại dư nợ phổ biến

Dư nợ có rất nhiều loại khác nhau tùy theo đặc điểm của dư nợ. Bảng dưới đây bao gồm những loại dư nợ phổ biến nhất.

Các loại dư nợ Đặc điểm
Dư nợ cho vay  Dư nợ cho vay là khoản dư nợ mà bên đi vay phải trả cho các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính cho vay theo thỏa thuận trên hợp đồng tại một thời điểm nhất định.
Dư nợ loại này sẽ bao gồm cả dư nợ gốc (số tiền gốc bên vay phải trả) và số tiền lãi (số tiền lãi theo chu kỳ thanh toán đã thỏa thuận).
Dư nợ giảm dần

Dư nợ giảm dần là cách tính nợ rất thông dụng tại các khoản vay của ngân hàng. công thức tính dư nợ giảm dần như sau:
Số tiền phải trả còn lại = Tổng số tiền vay – Số tiền đã thanh toán từng đợt
Số tiền phải trả còn lại: dư nợ giảm dần của khoản vay ban đầu
Dư nợ quá hạn Dư nợ quá hạn là khoản tiền gốc đã vay quá kỳ hạn phải trả của bên đi vay với các tổ chức tài chính hay tổ chức tín dụng/ ngân hàng cho vay theo hợp đồng thỏa thuận trước.
Dư nợ ban đầu/Dư nợ đầu kỳ Dư nợ đầu kỳ đúng tên của nó là khoản tiền nợ đầu tiên ngay sau khi tổ chức ngân hàng hay tài chính tiến hành giải ngân cho khách hàng.
Dư nợ cuối kỳ Dư nợ cuối kỳ là khoản nợ mà bên khách hàng/bên vay là chủ thẻ tín dụng. Trái ngược với dư nợ đầu kỳ thì dư nợ cuối kỳ là bên mà khách hàng/bên vay phải trả cho tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính theo hợp đồng vay/hợp đồng cấp tín dụng.

3. Dư nợ mang lại hậu quả gì?

Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể những hậu quả nếu để dư nợ quá hạn, tuy nhiên trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thì dư nợ quá hạn có thể tác động đến cả bên vay và bên cho vay, nhất là khách hàng là chủ thể chính đi vay. 

Các ngân hàng thương mại cũng như tổ chức tín dụng luôn có hệ thống chung để quản lý danh sách khách hàng vay nợ, do đó khi khách hàng không thanh toán đúng hạn hoặc không thanh toán đầy đủ khoản vay thì sẽ bị đưa vào danh sách nợ xấu, từ đó dẫn đến điểm tín dụng của khách hàng sẽ giảm và việc tiếp cận nguồn vốn hoặc các khoản vay khác sẽ rất khó thực hiện. 

Trong trường hợp khách hàng vay nợ bằng tài sản đảm bảo trước đó thì khi khách hàng bị mất khả năng thanh toán, các tổ chức tín dụng hay ngân hàng cho vay hoàn toàn có quyền thu hồi nợ bằng cách lấy đi tài sản đảm bảo đó.

4. Làm thế nào để kiểm soát dư nợ

Khi đi vay các khoản nợ tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng, khách hàng cần lưu ý một số cách sau đây để có thể kiểm soát được dư nợ của mình. 

Kiểm tra thường xuyên thời hạn thanh toán, kỳ thanh toán và cả những vấn đề liên quan đến kỳ thanh toán của khoản nợ. 

Cập nhật thường xuyên các chính sách cure bên cho vay là các ngân hàng, tổ chức tài chính về việc cơ cấu các khoản nợ hay gia hạn thời gian trả nợ.

Đối với dư nợ tín dụng, chỉ nên tiêu dùng/ vay trong khả năng hoàn trả mà không nên vượt quá khả năng trả nợ của mình. 

Để ý các khoản phí thường niên và mức phí bảo quản, phí nợ thẻ của khoản vay.

Luôn thanh toán đúng hạn của các khoản nợ để tránh bị phát sinh thêm các khoản tiền lãi hay các khoản tiền phải trả khác. 

Luôn nhận thông báo các ưu đãi nếu có từ các tổ chức tín dụng cho vay như ưu đãi với khoản vay đầu kỳ hay cuối kỳ,….

Bài viết trên đây bao gồm các thông tin cơ bản về dư nợ là gì hay phân loại các khoản dư nợ theo đặc điểm. Mong rằng với các thông tin trên, bạn đọc có thể sử dụng và lưu ý khi có các khoản dư nợ tín dụng.