Trang chủĐầu tưTrái phiếu ngân hàng là gì? Có nên mua trái phiếu ngân...

Trái phiếu ngân hàng là gì? Có nên mua trái phiếu ngân hàng không?

Trái phiếu ngân hàng trong lĩnh vực tài chính có thể được coi là một trong những kênh đầu tư sinh lời nhận được nhiều sự quan tâm nhất hiện nay.

Trái phiếu ngân hàng không chỉ an toàn tương tự gửi tiết kiệm mà còn có mức lãi suất cho nhà đầu tư cũng khá cao. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ trái phiếu ngân hàng là gì? những rủi ro về trái phiếu ngân hàng.

1. Trái phiếu ngân hàng là gì?

Trái phiếu ngân hàng được định nghĩa là loại trái phiếu mà đơn vị phát hành chính là các ngân hàng. Các ngân hàng phát hành trái phiếu với mục đích huy động vốn lớn trong khoảng thời gian ngắn.

trai phieu ngan hang la gi

So với gửi tiết kiệm dài hạn thì trái phiếu ngân hàng tạo ra cơ hội đầu tư an toàn mà mức lãi suất cao hơn. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng có độ uy tín và tình hình kinh doanh tương đối ổn định so với những doanh nghiệp khác trên thị trường.

2. Những rủi ro khi mua trái phiếu ngân hàng

Tuy vậy, giống như bất kỳ loại hình đầu tư khác, trái phiếu ngân hàng cũng tồn tại những rủi ro nhất định. Sau đấy là những rủi ro có thể gặp phải của trái phiếu ngân hàng.

Rủi ro Nguyên nhân
Rủi ro lạm phát Trong thời hạn mua trái phiếu, nhà đầu tư sẽ nhận được một mức lợi suất cố định. Khi lạm phát xảy ra, các chi phí gia tăng thì sức mua của lợi suất trái phiếu sẽ giảm và các nhà đầu tư không thể yêu cầu ngân hàng tăng lãi suất cho mình lên được.
Rủi ro về lãi suất Giá trái phiếu ngân hàng và lãi suất tồn tại mối quan hệ nghịch đảo, khi lãi suất giảm thì giá trái phiếu trên thị trường thường tăng lên và ngược lại. Trong khi đó, lợi tức nhà đầu tư nhận được từ đầu tư trái phiếu dựa trên việc mua trái phiếu lãi suất ngân hàng. Vì vậy trong trường hợp ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay thì lãi suất trái phiếu cũng không còn cạnh tranh được. Từ đó, lợi nhuận nhà đầu tư nhận được sẽ giảm đi đáng kể.
Rủi ro về tái đầu tư Mức rủi ro về tái đầu tư mà nhà đầu tư phải chịu khi mua trái phiếu cũng khá cao. Nguy cơ phải tái đầu tư thêm tiền thu được ở mức thấp hơn lãi suất so với tiền kiếm được trước đây. Đây có thể coi là chi phí cơ hội của nhà đầu tư khi mua trái phiếu ngân hàng.
Rủi ro về thanh khoản Trên thị trường thực tế hiện nay, có rất ít thị trường sẵn sàng thực hiện các giao dịch trái phiếu, trong trường hợp lãi suất thấp có thể dẫn đến tình trạng biến động giá đáng kể từ đó lợi nhuận của chủ trái phiếu bị vênh và khả năng các nhà đầu tư khác cũng không muốn tham gia vào thị trường. Từ đó, tính thanh khoản sẽ rất thấp.

3. Lãi suất trái phiếu ngân hàng nào cao nhất?

Trong thời gian cuối năm, lãi suất ngân hàng có sự phân hóa mạng với những lãi suất kỳ hạn dài lên tới 8.5% trong khi lãi suất kỳ hạn ngắn chỉ có 3%.

Có rất nhiều ngân hàng đều mở trái phiếu và phát hành vốn trong trung và dài hạn bao gồm những tên phổ biến như:

  • Ngân hàng Techcombank
  • Ngân hàng Vietinbank
  • Ngân hàng  ACB
  • Ngân hàng HDB
  • Ngân hàng BIDV
  • Ngân hàng Vietcombank
  • Ngân hàng Agribank
  • Ngân hàng OCB
  • Ngân hàng TPB
  • Ngân hàng MSB
  • Ngân hàng VPB

Tùy từng ngân hàng sẽ có mức thời hạn và lãi suất khác nhau, hãy tự tìm hiểu và chọn cho mình mức trái phiếu phù hợp nhất.

Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV là ngân hàng phát hành trái phiếu có kỳ hạn dài từ 6-15 năm với giá trị là 15,2 nghìn tỷ đồng.

HDBank và VPBank với lượng trái phiếu phát hàng sau BIDV  lần lượt là 8.500 tỷ và 7 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng với kỳ hạn từ 2,83 – 3 năm với lãi suất là 5,93% – 6,06%

Tiếp đó là OCB, TPBank và VIB cũng là những ngân hàng có lượng phát hành trái phiếu từ 3 nghìn đến 4 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng. Nhóm ngân hàng này chủ yếu phát hành trái phiếu kỳ hạn từ 2 đến 5 năm và tương ứng lãi suất là 5,9 – 6,88%/năm

VIB, TPBank và OCB là những ngân hàng có lượng phát hành trái phiếu từ 3.000 tỷ đến dưới 4.000 tỷ đồng trong 6 tháng qua. Nhóm ngân hàng này cũng chủ yếu phát hành trái phiếu kỳ hạn 2 – 5 năm, lãi suất 5,9 – 6,88%/năm.

4. Có nên mua trái phiếu ngân hàng không?

Mặc dù tồn tại các rủi ro nêu trên nhưng trái phiếu ngân hàng nói chung vẫn là một trong những kênh đầu tư an toàn. Tuy nhiên, khi quyết định xuống tiền cho trái phiếu ngân hàng, bạn cũng cần chấp nhận một số rủi ro nhất định như lãi suất, tái đầu tư hay lạm phát.

Ví dụ: Bạn mua trái phiếu 100 triệu đồng với kỳ hạn 5 năm và mức lãi suất là 8%. Tuy nhiên hết năm thứ nhất ngân hàng phát hạn đã mua lại trái phiếu, lúc đó nhà đầu tư không còn hưởng 8% lãi suất trái phiếu nữa. Lúc này, nhà đầu tư có thể đem gửi ngân hàng nhưng lãi suất tương đương chỉ 6%. Chính vì thế nhà đầu tư đã mất một khoản không hề nhỏ trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian đầu tư, nhà đầu tư cũng gặp phải rủi ro về lạm phát và lãi suất. Giả sử lợi suất nhà đầu tư là 5% nhưng lạm phát năm đó là 6% thì lợi suất thực sự họ nhận được là -1%

Tuy nhiên tại Việt Nam, các rủi ro này có xác suất xảy ra rất thấp do mức lạm phát thường được chính phủ kiềm chế ở mức trong ngưỡng cho phép (khoảng 2-3%). Chính vì vậy, trái phiếu ngân hàng vẫn được coi là kênh có khả năng thanh khoản cao và sinh lời tốt.

Bài viết trên bao gồm những thông tin cơ bản về trái phiếu ngân hàng. Hi vọng bài viết đã mở ra được góc nhìn đa chiều về đầu tư nói chung cũng như trái phiếu ngân hàng nói riêng. Hãy đưa ra những lựa chọn đầu tư sáng suốt trong bối cảnh thị trường nhiều biến động như hiện nay.

NỘI DUNG LIÊN QUAN

XEM NHIỀU

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM