Vay tiền online là gì? Các quy định về vay tiền online

142

Trong cuộc sống, không thiếu những trường hợp chúng ta cần gấp một khoản tiền, khi đó, chúng ta sẽ ưu tiên yếu tố tiện lợi và nhanh chóng. Từ đó, người đi vay sẽ xem nhẹ mức độ uy tín và sự minh bạch của nguồn vay, dễ gặp phải tình huống “tiền mất, tật mang”.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số lưu ý về vay tiền online để bạn có thể cẩn thận hơn trước khi vay tiền.

1. Vay tiền online là gì?

vay tien online la gi

Vay tiền online qua app hay những ứng dụng trực tuyến thực chất là một tổ chức tín dụng cho vay mà người đi vay không cần có tài sản đảm bảo, cũng như người cho vay chỉ cần dựa vào mức độ uy tín hay niềm tin dựa vào thu nhập và khả năng trả nợ để cho vay. 

Thông thường, các giao dịch này được thực hiện trực tuyến, qua online hoặc các sàn giao dịch trực tuyến và các ứng dụng được cài đặt nhanh chóng trên điện thoại di động. 

Ưu điểm của phương pháp này là việc cho vay cũng như đi vay qua app rất thuận lợi khi người có nhu cầu vay tiền nhanh chóng được đáp ứng chỉ qua một vài thao tác đăng ký đơn giản như: điền thông tin cá nhân, điền số tài khoản nhận tiền, chụp ảnh cá nhân để xác minh với chứng minh nhân dân và đặc biệt là đồng ý cho app truy cập danh bạ cá nhân.

Nhược điểm của phương pháp này là có nhiều app cho vay dần dần trở lên biến tướng rồi dần trở thành một loại của tín dụng đen và kéo theo nhiều hệ lụy cho cá nhân cũng như an ninh, trật tự của xã hội.

2. Quy định về vay tiền online

Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015, vay tiền online hay vay tiền tại ngân hàng và những tổ chức tín dụng, tài chính đều là những hình thức vay tài sản và được quy định cụ thể như sau:

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Việc vay tiền qua những tổ chức tài chính chính thống được coi là giao dịch dân sự và được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận của các bên và chỉ khác về hình thức. 

Tuy nhiên, việc vay tiền online được thực hiện khi các bên ký kết hợp đồng qua dữ liệu số internet hay app. Vì vậy, khi hoàn thành vay tiền online, các bên cũng đã cùng đồng thuận và ký kết một hợp đồng điện tử tương tự hợp đồng giấy. Theo đó, bên đi vay có trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ khi đến thời hạn đã thỏa thuận bao gồm tiền gốc và lãi (nếu có).

Thời đại 4.0 hiện nay thì nhiều ngân hàng cũng như tổ chức tài chính đã hợp pháp triển khai việc vay tiền online nhằm tạo điều kiện cho người vay thực hiện thủ tục dễ dàng, nhanh chóng cũng như giải ngân tiền nhanh để có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.

3. Trường hợp người đi vay cố tình không trả nợ thì có bị đi tù không?

Như trong điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi vay tiền thì cả 2 bên đã ký với nhau hợp đồng điện tử qua internet. Chính vì vậy, người đi vay cần có nghĩa vụ trả nợ dù vay tiền trực tiếp hay qua bất kỳ trang điện tử nào. Nếu cố tình không trả nợ, người vay có thể bị xử lý như sau:

Trường hợp người vay tiền online thực hiện việc vay tiền thông qua các app, trang web cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng hay những công ty tài chính hợp pháp thì theo khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN: nếu khách hàng không trả hoặc không trả đủ số tiền nợ gốc và lãi đã thỏa thuận từ trước khi đến hạn thì sẽ phải trả lãi tiền vay: 

  • Lãi trên nợ gốc theo như mức lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời gian trả chậm.
  • Trả lãi chậm theo mức lãi suất thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm và tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng.
  • Nếu khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ quá hạn thì người đi vay sẽ cần trả lãi trên nợ gốc với lãi suất không quá 150% lãi suất cho vay tại thời điểm chuyển nợ.

4. Trường hợp người vay tiền bị cho vào nhóm nợ xấu

Nếu khách hàng có lịch sử tín dụng từng thuộc và nợ xấu, công ty tài chính và các ngân hàng sẽ tự phân loại và gửi kết quả cho trung tâm thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, các ngân hàng và công ty tài chính sẽ gửi yêu cần về CIC để biết được tình trạng tín dụng khách hàng.

Lúc này, CIC sẽ gửi về danh sách khách hàng theo nhóm nợ từ 1-5 với mức độ rủi ro tăng dần về cho các ngân hàng. Những khách hàng bị quy vào nhóm nợ xấu từ nhóm 3,4 và 5 sẽ không thể vay tiền tại các ngân hàng hay những công ty tài chính, tín dụng hoặc muốn vay cũng sẽ rất khó khăn.

Những khách hàng thuộc nhóm nợ xấu 3,4,5 thuộc vào những nhóm nợ được liệt kê dưới đây: 

Nhóm 3:  nợ dưới tiêu chuẩn: dạng khoản nợ này bao gồm 5 loại tách biệt, trong đó nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày và nợ đã được gia hạn lần đầu là dạng phổ biến nhất.

Nhóm 4:  nợ nghi ngờ: dạng khoản nợ gồm 6 dạng khác nhau, trong đó nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai là 2 dạng nợ phổ biến thường gặp nhất.

Nhóm 5:  nợ có khả năng mất vốn: dạng nợ xấu này bao gồm 8 dạng khác nhau, trong đó nợ quá hạn trên 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên là phổ biến nhất.

Trong đó, nợ xấu thuộc các dạng 3,4,5 và nợ có số ngày quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên.

Xem thêm: Nợ xấu là gì? Các loại nợ xấu

Vay tiền online được coi là một trong những hình thức cho vay tiện lợi, dễ dàng nên được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hình thức này hiện nay biến tướng khá nhiều và gây ra rất nhiều hậu quả xấu cho người đi vay nếu họ không nắm rõ những thông tin cơ bản. Mong rằng bài viết này đã cung cấp kiến thức cần thiết cho bạn.