Rửa tiền là gì? Nhận diện các hình thức rửa tiền

108

Mua bán vũ khí bất hợp pháp, buôn lậu và các hoạt động của tội phạm có tổ chức, bao gồm cả buôn bán ma túy và mại dâm, có thể tạo ra số lợi nhuận rất lớn. Rửa tiền là việc xử lý các khoản tiền tội phạm này để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của chúng.

Các kế hoạch tham ô, giao dịch nội gián, hối lộ cũng có thể tạo ra lợi nhuận lớn và tạo ra động cơ để “hợp pháp hóa” các khoản lợi bất chính thông qua rửa tiền. Vậy rửa tiền là gì? có các phương thức nào hay bị lợi dụng để rửa tiền? Bài viết này sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản nhất về rửa tiền cho bạn.

1. Rửa tiền là gì?

Rửa tiền (Tiếng Anh là Money Laundering) là hành vi của một tổ chức hoặc cá nhân nhằm mục đích chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản khác bất hợp phạm trở thành tài sản được coi là hợp pháp.

rua tien la gi

Theo Khoản 1, Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012: Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có”.

2. Nhận diện các hình thức rửa tiền

nhan dien cac hinh thuc rua tien

Hiện nay các hình thức rửa tiền rất tinh vi và đa dạng, tuy nhiên chung quy loại sẽ có 4 phương thức dưới đây:

Hình thức #1: Rửa tiền qua hình thức trao đổi tiền mặt

Rửa tiền qua hình thức trao đổi tiền mặt tồn tại như một phương thức rửa tiền truyền thống của tội phạm. Hình thức này được thực hiện bằng phương pháp đổi từ đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác.

Hình thức 2: Rửa tiền qua hình thức mua tài sản

Tài sản được tội phạm rửa tiền thường xuyên sử dụng thường là những tài sản gọn nhẹ, giữ được giá trị và có thể bán lại mọi lúc, mọi nơi, rất phù hợp cho việc xóa lịch sử các khoản tiền không chính đáng.

Hai phương thức trên được sử dụng phổ biến và nhiều nhất do cách thức đơn giản và rất dễ thực hiện, tuy nhiên các cơ quan điều tra sẽ dễ dàng phát hiện tội phạm rửa tiền qua các hình thức trên.

Hình thức 3: Rửa tiền thông qua hình thức mua tín phiếu, trái phiếu, gửi tiết kiệm

Với hình thức này, tội phạm sẽ để tiền nằm im trong một khoảng thời gian đủ lâu tùy thuộc vào quy định mỗi nước rồi sau khoảng thời gian đó có thể rút một phần hoặc cả gốc lẫn lãi để trở thành tiền hợp pháp.

Hình thức 4: Rửa tiền thông qua “hệ thống ngân hàng ngầm”

Ở một số nước chưa phát triển hoặc các nước có hệ thống ngân hàng lỏng lẻo luôn tồn tại hệ thống các ngân hàng hoạt động một cách không chính thức, những ngân hàng này thường được gọi là “ngân hàng ngầm”.

Với các hệ thống ngân hàng “ngầm” này hoạt động và luân chuyển tài chính như các ngân hàng hoạt động chính gốc tuy nhiên có phí dịch vụ rẻ hơn và hoạt động bí mật. Các ngân hàng này thường là khâu trung gian chuyển tiền từ nước này sang chi nhánh khác của ngân hàng tại quốc gia khác. Đặc biệt hoạt động của các ngân hàng này có thủ tục giấy tờ rất gọn nhẹ vì hoạt động chủ yếu trên niềm tin giữa ngân hàng và bạn hàng.

3. Các giai đoạn của rửa tiền

Quá trình rửa tiền thường bao gồm 3 giai đoạn là Phân phối, Dàn trải và Hội nhập. Cụ thể như sau:

Giai đoạn đầu: Phân phối

Trong giai đoạn phân phối, tội phạm rửa tiền đưa lợi nhuận bất hợp pháp của mình vào hệ thống tài chính. Điều này có thể được thực hiện bằng cách chia một lượng lớn tiền mặt thành các khoản tiền nhỏ hơn khó thấy và sau đó được gửi trực tiếp vào tài khoản ngân hàng hoặc mua một loạt các công cụ tiền tệ như séc, lệnh chuyển tiền… Sau đó được thu thập và gửi vào tài khoản tại một vị trí khác.

Giai đoạn 2: Dàn trải

Trong giai đoạn này, người rửa tiền sẽ tham gia vào một loạt các chuyển đổi hoặc di chuyển tiền để tạo ra khoảng cách với nguồn của họ.

Các khoản tiền có thể được chuyển qua việc mua và bán các công cụ đầu tư hoặc kẻ rửa tiền có thể chỉ cần chuyển tiền thông qua một loạt tài khoản tại các ngân hàng khác nhau trên toàn cầu.

Việc sử dụng các tài khoản phân tán rộng rãi để rửa tiền này đặc biệt phổ biến ở những khu vực pháp lý không hợp tác trong các cuộc điều tra chống rửa tiền.

Trong một số trường hợp, người rửa tiền có thể ngụy trang các khoản chuyển khoản dưới dạng thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ, do đó, chúng có vẻ ngoài hợp pháp.

Giai đoạn 3: Hội nhập

Sau khi xử lý thành công lợi nhuận tội phạm của mình thông qua hai giai đoạn đầu tiên, kẻ rửa tiền sau đó chuyển chúng sang giai đoạn hội nhập.

Trong giai đoạn này, các khoản tiền quay trở lại nền kinh tế hợp pháp. Người rửa tiền có thể chọn đầu tư tiền vào bất động sản, tài sản xa xỉ hoặc các dự án kinh doanh.

Trên thế giới, để đối phó với mối quan tâm ngày càng tăng về rửa tiền, Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính về rửa tiền (FATF) đã được Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Paris thành lập năm 1989 để phát triển một phản ứng quốc tế có sự phối hợp.

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của FATF là phát triển các Khuyến nghị và đề ra các biện pháp mà chính phủ các quốc gia cần thực hiện để thực hiện các chương trình chống rửa tiền hiệu quả.

4. Quy định xử phạt về tội rửa tiền

xu phat toi rua tien

Căn cứ quy định tại Luật Phòng chống rửa tiền 2012 và Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), các mức phạt đối với tội rửa tiền như sau:

Với người phạm tội là cá nhân:

  • Cá nhân nếu thực hiện các hành vi được xem là rửa tiền sẽ bị phạt tù từ 1 – 5 năm (Theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5).
  • Cá nhân có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, phạm tội 2 lần trở lên, có tính chất chuyên nghiệp, sử dụng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; tiền và tài sản phạm tội trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng; tái phạm nguy hiểm sẽ bị phạt tù từ 5 – 10 năm.
  • Cá nhân thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên; gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia hoặc các tài sản từ 500.000.000 đồng trở lên sẽ bị phạt tù 10 – 15 năm.
  • Bên cạnh đó, người chuẩn bị phạm tội cũng có thể bị phạt tù từ 06-03 tháng

Đối với các pháp nhân: Dựa theo quy định tại khoản 6 Điều 324 BLHS 2015 (sửa đổi 2017) bao gồm các mức phạt sau:

  • Mức phạt cao nhất có thể áp dụng cho các hoạt động rửa tiền là bị phạt tiền từ 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.
  • Đối với pháp nhân thương mại có thể bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên thế giới, để đối phó với tình trạng rửa tiền ngày càng gia tăng, Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Paris năm 1989 đã thành lập lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính về rửa tiền (FATF) để phát triển một phản ứng quốc tế có sự phối hợp. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của FATF là phát triển các Khuyến nghị và đề ra các biện pháp mà chính phủ các quốc gia cần thực hiện để thực hiện các chương trình chống rửa tiền hiệu quả.