Tài khoản đồng sở hữu là gì? Có nên mở không?

128

Chắc hẳn đã có nhiều người thắc mắc về tài khoản đồng sở hữu khi có 2 người dùng? Loại thẻ này là như thế nào? Cách lập tài khoản đồng sở hữu ở ngân hàng ra sao? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tài khoản đồng sở hữu là gì?

tai khoan dong so huu la gi

Tài khoản đồng sở hữu là tài khoản ngân hàng hay được môi giới sở hữu và cùng chia sẻ bởi hai hoặc nhiều cá nhân. Loại tài khoản đồng sở hữu này thường được sử dụng bởi người thân, vợ chồng hay những đối tác kinh doanh có mức độ thân thiết và tin tưởng nhau nhất định.

Ưu điểm của loại tài khoản này là cho phép bất cứ ai có tên sở hữu thì được truy cập, sao kê hay rút nạp, thanh toán giao dịch với những khoản tiền đó.

Khi thiết lập tài khoản đồng sở hữu sẽ có nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, mỗi phương thức dù khác nhưng vẫn sẽ có cách chung để truy cập tiền, xử lý tài sản khi một trong những người nắm giữ chung qua đời.

2. Đặc điểm của tài khoản đồng sở hữu

Tương tự với tài khoản thông thường, tài khoản đồng sở hữu hoạt động cơ bản giống nó với điều kiện có thể có hai hoặc nhiều người dùng được phép ủy quyền. 

Tài khoản đồng sở hữu có thể thiết lập trên cơ sở duy trì vĩnh viễn ví dụ như: khi 2 vợ chồng lập 1 tài khoản và tiền lương đều được gửi vào đó. Hoặc tài khoản đồng sở hữu cũng có thể mở tạm thời khi kinh doanh như 2 bên hợp tác trong ngắn hạn.

Khi mà tài khoản ngân hàng giữa 2 bên có đặt tên là “và” giữa 2 tên chủ tài khoản tức là cả 2 cá nhân đó đều phải ký để có thể truy cập các dịch vụ của tài khoản. Nếu giữa 2 tên tài khoản là “hoặc” thì một trong 2 bên sẽ cần phải ký.

Các tài khoản được lập để sử dụng chung có thể bao gồm: tài khoản tiền gửi tại ngân hàng như tài khoản thanh toán và tiết kiệm, thẻ tín dụng hay các dịch vụ khác như cho vay, hạn mức tín dụng và thế chấp tài sản. Điều này cho phép tất cả những cá nhân được liệt kê trong danh sách sở hữu sẽ có trách nhiệm cũng như nghĩa vụ khi thực hiện bất kỳ khoản thanh toán, phí thu phát sinh nào.

3. Có nên mở tài khoản đồng sở hữu không?

Tài khoản đồng sở hữu có rất nhiều lợi ích đi kèm như sau:

Một tài khoản chung cùng sở hữu bởi cả 2 vợ chồng khi ở giai đoạn kết hợp tài chính của họ. 2 người có thể dễ dàng quản lý tài chính, tiền lương chung và họ có thể cùng thanh toán tiền thuê nhà hay thế chấp, các khoản hóa đơn chung hay những khoản nợ chung khác. 

Người lớn cũng có thể đưa tên con mình hoặc mộ người thân tin cậy khác để ủy quyền vào tài khoản của họ để thanh toán hay giao dịch trong trường hợp họ không thể làm điều đó thường xuyên.

Tuy nhiên thì tài khoản đồng sở hữu cũng sẽ chỉ hữu ích cho một số đối tượng nhất định. Nhiều tài khoản đồng sở hữu của các ngân hàng sẽ yêu cầu số dư tối thiểu, đặc biệt khi khách hàng muốn sử dụng một dịch vụ nhất định. 

4. Cách mở tài khoản đồng sở hữu

Thủ tục mở một tài khoản đồng sở hữu cũng dễ dàng và đơn giản như tài khoản cá nhân. Các cá nhân được ủy quyền hoặc cùng sở hữu sẽ cần có mặt tại ngân hàng dù cho là mở tài khoản tiền gửi hay thế chấp và cho vay. 

Đối với loại thẻ tín dụng thì thêm cá nhân thứ cấp đồng sở hữu hay người ủy quyền thì cũng tương tự như mở tài khoản đồng sở hữu. Trong hầu hết các trường hợp thì ngân hàng đều yêu cầu chữ ký của bên thứ hai.

Các bước đăng ký mở tài khoản đồng sở hữu của từng ngân hàng có thể là khác nhau nhưng sẽ có những bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Các cá nhân cùng đến chi nhánh ngân hàng muốn mở tài khoản để nhân viên tư vấn các giấy tờ, quy trình lập tài khoản đồng sở hữu.
  • Bước 2: Các chủ thể sẽ cần cung cấp các thông tin cơ bản là: Họ tên, CCCD/CMND còn đang có hiệu lực, hộ chiếu, sđt và địa chỉ để nhân viên có thể mở tài khoản.
  • Bước 3: Các chủ thể điền cùng vào mẫu đơn đăng ký do ngân hàng cung cấp.
  • Bước 4: Sau vài ngày thì ngân hàng sẽ xong thủ tục và báo lại cấp thẻ cho các cá nhân.

Mong rằng thông qua bài viết trên, mọi người đã có thể cung cấp cho mình những kiến thức cụ thể về tài khoản đồng sở hữu. Bạn có thể dễ dàng lập tài khoản đồng sở hữu thông qua những bước mà bài viết cung cấp trên.