Vay thế chấp là gì? Hiểu hết trong một bài viết

120

Vay thế chấp là một trong những lựa chọn vay vốn được nhiều người sử dụng hiện nay. Vậy hình thức vay thế chấp là gì? Điều kiện như nào? Đặc điểm ra sao? Cùng Tài chính số tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

vay the chap

1. Vay thế chấp là gì?

Vay thế chấp là hình thức vay trong đó người vay cần phải có tài sản đảm bảo đạt đủ điều kiện vay và có quyền sở hữu tài sản đó trong thời gian vay.

Một số đặc điểm của vay thế chấp:

  • Tài sản đảm bảo phải là những tài sản có giá trị như sổ đỏ/hồng, ô tô, hàng hóa luân chuyển, máy móc thiết bị… Tài sản đảm bảo sẽ được ngân hàng thẩm định giá trước khi cho vay.
  • Lãi suất vay thế chấp thường rất thấp do rủi ro thấp
  • Thời gian vay kéo dài, một số ngân hàng có thể cho vay trên 20 năm.
  • Có hình thức trả nợ tương đối linh hoạt
  • Hạn mức vay thế chấp có thể gần bằng với giá trị của tài sản đảm bảo.
  • Khách hàng vẫn được sử dụng tài sản đảm bảo do ngân hàng chỉ giữ giấy tờ chứng minh.

Với những đặc điểm như trên, vay thế chấp được đánh giá là hình thức vay phù hợp với những khách hàng cần lượng vốn lớn cho đầu tư, kinh doanh, mở rộng sản xuất.

2. Ưu điểm của vay thế chấp

Vay thế chấp có ưu điểm gì? Khi lựa chọn hình thức vay thế chấp, khách hàng cần tìm hiểu kỹ đặc điểm hình thức vay này của từng ngân hàng.

Các ưu điểm của hình thức vay thế chấp bao gồm:

  • Có hạn mức vay lớn đến rất lớn: Tùy thuộc vào giá trị của tài sản đảm bảo mà khách hàng có thể vay được một số tiền rất lớn, có thể được sử dụng cho nhiều hoạt động quan trọng khác nhau như mua đất, mua nhà, chi trả chi phí hoạt động kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp.
  • Có thể trả lãi vay theo nhiều hình thức như trả theo tháng, quý, năm. Tiền nợ gốc cũng có thể trả dần hoặc trả một lần.
  • Khách hàng vẫn có quyền sử dụng tài sản đảm bảo bình thường. Ngân hàng chỉ giữ giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng để làm bằng chứng.
  • Lãi suất thấp do có tài sản đảm bảo nên rủi ro khi cho vay gần như không có. Lãi suất vay những năm đầu chỉ dao động từ 6 – 8%/năm. Những năm tiếp theo có thể lên 10 – 12%.

3. Các hình thức vay thế chấp

Hiện nay, nhu cầu vay thế chấp ngày càng tăng cao do nhu cầu sử dụng vốn ngày một lớn. Một số hình thức vay thế chấp phổ biến hiện nay ở các ngân hàng gắn liền với nhu cầu như:

  • Vay thế chấp ngân hàng để mua đất, mua nhà, chung cư: Với hình thức này, khách hàng có thể được hỗ trợ vay tối đa 100% giá trị tài sản cần mua. Thời gian vay có thể kéo dài từ 15 – 25 năm. Số tiền vay được phụ thuộc vào chứng minh tài chính của khách hàng với ngân hàng.
  • Vay thế chấp ngân hàng để mua xe: Nhiều ngân hàng hiện nay có những chương trình ưu đãi vay thế chấp áp dụng mức lãi suất ưu đãi với người vay mua xe. Với hình thức này, khách hàng có thể sử dụng chính tài sản là chiếc xe để làm tài sản đảm bảo với ngân hàng.
  • Vay thế chấp để kinh doanh: Hình thức vay được nhiều chủ doanh nghiệp sử dụng nhằm giải quyết các vấn đề tài chính trong quá trình mở rộng sản xuất, kinh doanh. Lãi suất của hình thức vay này là khoảng 7 – 9% tùy từng ngân hàng.
  • Vay thế chấp để du học: Nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính cho học sinh, sinh viên muốn đi du học tại các trường nước ngoài. Thời gian vay vốn của hình thức này có thể lên tới 25 năm, khoản vay có giá trị khoảng 70 – 90% TSĐB và mức lãi suất từ 6 – 9% /năm.
  • Vay thế chấp để tiêu dùng: Hình thức vay nhanh chóng đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu, sử dụng tiền hàng ngày.

4. Lãi suất của vay thế chấp

Mức lãi suất vay thế chấp các ngân hàng hiện nay có sự khác biệt nhưng chỉ dao động khoảng 7 – 16%/năm phụ thuộc vào thời hạn vay và sản phẩm vay.

Ngoài ra, hình thức vay này của các ngân hàng hay được hưởng ưu đãi về lãi suất, quà tặng nên trong những năm đầu, mức lãi suất vay thế chấp tương đối thấp so với những sản phẩm vay khác.

Tham khảo mức vay lãi suất vay thế chấp ở một số ngân hàng dưới đây:

Ngân hàng Lãi suất trung bình/năm
Sacombank 7,9 – 8,5%
BIDV 6,2% trở lên
Agribank 7 – 11%
TPbank 6 – 11%
VIB 6,09 – 8,4%
VPbank 6,9 – 8,6%
ACB 7,5 – 8%

Lưu ý: Mức lãi suất trên chỉ có tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo quy định của các ngân hàng theo từng khoảng thời gian.

5. Thủ tục vay thế chấp gồm những gì?

Dưới đây là quy định về hồ sơ và thủ tục vay thế chấp của ngân hàng BIDV.

Hồ sơ đăng ký vay thế chấp tại BIDV:

Hình thức vay Hồ sơ vay thế chấp
Vay mua nhà Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ vay theo mẫu của BIDV
CMND/CCCD của khách hàng, Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú
Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân
Tài liệu chứng minh nguồn thu nhập để trả nợ như bảng lương, hợp đồng lao động, sao kê lương,…
Tài liệu liên quan tới nhà, đất ở cần mua, xây dựng, sửa chữa: sổ đỏ, hợp đồng mua bán nhà,…
Tài liệu liên quan tới tài sản bảo đảm: nhà định mua, ô tô, sổ tiết kiệm,…
Vay mua ô tô Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ vay theo mẫu của BIDV.
CMND/CCCD của khách hàng, Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú.
Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân.
Tài liệu chứng minh nguồn thu nhập để trả nợ: bảng lương, sao kê lương,…
Tài liệu liên quan tới ô tô cần mua (hóa đơn, biên lai, hợp đồng mua bán xe..)
Tài liệu liên quan tới tài sản bảo đảm: ô tô, nhà đất,…
Vay đi du học Đơn đề nghị vay vốn (theo mẫu BIDV).
CMND/Hộ chiếu/Hộ khẩu thường trú/tạm trú của du học sinh và thân nhân (trường hợp người vay là thân nhân du học sinh).
Tài liệu chứng minh mục đích vay vốn như: giấy giới thiệu, tài liệu quảng bá về các khóa học,…
Tài liệu chứng minh nguồn trả nợ như: sổ lương hưu, bảng lương,…
Tài liệu liên quan đến tài sản bảo đảm: sổ đỏ, giấy tờ xe,…
Vay sản xuất kinh doanh Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ vay theo mẫu của BIDV.
CMND/CCCD của khách hàng (còn thời hạn), hộ khẩu thường trú/KT3.
Giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Tài liệu chứng minh phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng như: báo cáo kết quả kinh doanh có lãi, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính,…
Tài liệu liên quan tới tài sản bảo đảm như: nhà xưởng, máy móc, hàng hóa,…
Vay tiêu dùng Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ vay theo mẫu của BIDV.
CMND/CCCD của khách hàng, Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú.
Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân.
Tài liệu chứng minh nguồn thu nhập để trả nợ như: bảng lương, phiếu chi lương,…
Tài liệu liên quan tới chi tiêu phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng: tour du lịch, hợp đồng mua xe máy,…
Tài liệu liên quan tới tài sản bảo đảm như: xe ô tô,…
Vay cầm cố Giấy đề nghị vay vốn kiêm hợp đồng tín dụng theo mẫu của BIDV.
CMND/CCCD của khách hàng.
Tài liệu liên quan tới mục đích vay vốn như: vay mua xe, cưới hỏi, du lịch,..
Tài liệu liên quan tới tài sản bảo đảm như: sổ tiết kiệm/tiền gửi,….

Thủ tục vay thế chấp tại ngân hàng BIDV như sau:

  • Bước 1: Đăng ký thông tin về nhu cầu tín dụng có thể tại Chi nhanh, Phòng giao dịch, Hotline hoặc Website của BIDV. Hoàn thiện, cung cấp hồ sơ vay vốn theo quy định theo hướng dẫn của ngân hàng.
  • Bước 2: Sau khi tiếp nhận được hồ sơ vay vốn, BIDV thực hiện thẩm định khoản cấp tín dụng và thực hiện thông báo kết quả tới khách hàng trong thời gian theo quy định.
  • Bước 3: Khách hàng ký kết các hồ sơ/hợp đồng, hoàn thiện các thủ tục liên quan.
  • Bước 4: Giải ngân vốn vay
  • Bước 5: Thực hiện các công việc sau khi được giải ngân như thanh toán đầy đủ nợ vay và sử dụng vốn vay đúng với mục đích vay…