Bảo lãnh ngân hàng là gì? Vai trò của bảo lãnh ngân hàng

136

Bảo lãnh ngân hàng đang là thuật ngữ được rất nhiều khách hàng quan tâm bởi trong tình hình thị trường hiện nay, những giao dịch kinh doanh có liên quan rất nhiều đến bảo lãnh ngân hàng.

Vậy bảo lãnh ngân hàng có những đặc điểm gì? bảo lãnh ngân hàng có những loại này hay chi phí để thực hiện tính như thế nào?

1. Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Bảo lãnh ngân hàng được hiểu là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng là bên bảo lãnh với bên có quyền là bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện trách nhiệm hay nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh).

bao lanh ngan hang la gi

Trách nhiệm này sẽ được thực hiện khi khách hàng không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khi này, khách hàng sẽ phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng hay ngân hàng số tiền đã được trả thay.

Ví dụ: Trong trường hợp vay vốn làm ăn giữa 2 bên: bảo lãnh ngân hàng được coi là một loại đảm bảo từ bên thứ 3 là ngân hàng (bên bảo lãnh) về vấn đề đảm bảo trách nhiệm thanh toán của người đi vay (bên được bảo lãnh). 

Điều này có ý nghĩa là: Nếu người đi vay (bên được bảo lãnh không thể hoàn thành nghĩa vụ thanh toán hay thanh toán không đủ khoản nợ của mình thì khi đó, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm thanh toán cho người vay (bên nhận bảo lãnh) trong phạm vi khoản tiền đã được ký kết trong giấy tờ bảo lãnh.

2. Các loại bảo lãnh ngân hàng

Theo quy định của pháp luật tại khoản 2 điều 58 của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và Điều 3, Điều 9 Thông tư của Ngân hàng Nhà nước số 28/2012/TT-NHNN ban hành quy định về bảo lãnh ngân hàng bao gồm các loại bảo lãnh dưới đây:

  1. Bảo lãnh vay vốn (hay bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ tiền vay)
  2. Bảo lãnh dự thầu
  3. Bảo lãnh thanh toán
  4. Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm;
  5. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
  6. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước
  7. Xác nhận bảo lãnh
  8. Bảo lãnh đối ứng
  9. Các loại bảo lãnh khác mà pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế.

3. Phí bảo lãnh ngân hàng

Công thức tính phí bảo lãnh ngân hàng được tính như sau:

Phí bảo lãnh ngân hàng = (Giá trị bảo lãnh + Mức phí bảo lãnh + Thời gian bảo lãnh)/360

Lưu ý:

Tổ chức tín dụng được quyền nhận phí bảo lãnh do khách hàng tham gia chi trả. Mức phí sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 2%/năm so với số tiền còn đang được bảo lãnh. Trường hợp phí bảo lãnh tính theo tỷ lệ thấp hơn 300.000 đồng thì tổ chức tín dụng hay ngân hàng được thu mức phí tối thiểu là 300.000 đồng.

Trong trường hợp khách hàng chậm thanh toán phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng hay ngân hàng thì sẽ chịu lãi suất nợ quá hạn không quá 150% lãi suất các khoản vay được bảo lãnh đã được ký theo thỏa thuận. Nếu khách hàng được bảo lãnh vay vốn hay lãi suất cho vay ngắn hạn mà tổ chức tín dụng có trách nhiệm bảo lãnh đang thực hiện đối với phí trả chậm của các loại bảo lãnh khác kể từ ngày đến hạn thanh toán cho thời gian chậm thanh toán số phí này.

4. Ví dụ về bảo lãnh ngân hàng

Sau đây là ví dụ đơn giản nhất về cách tính bảo lãnh ngân hàng:

Trong trường hợp vay vốn giữa làm ăn của 2 bên:

  • Số tiền bảo lãnh: 1.000.000.00 đồng
  • Tỷ lệ phí: 1%/năm
  • Thời gian bảo hành: 3 năm

=> Như vậy phí bảo lãnh sẽ là: 1.000.000.00 * 1% * 3 năm = 30.000.000 đồng

5. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng có chức năng tài trợ và đảm bảo về mặt tài chính với những trường hợp trong phạm vi của cam kết.

vai tro cua bao lanh ngan hang

Bảo lãnh ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, cụ thể với từng chủ thể riêng như sau:

  • Vai trò với nền kinh tế: Bảo lãnh ngân hàng tồn tại khách quan với nền kinh tế, nó giúp nền kinh tế phát triển đi lên. Với nền kinh tế, bảo lãnh ngân hàng giúp xúc tác các mối quan hệ trong hợp đồng kinh tế. Nhờ vậy mà các bên các thể an tâm để ký kết các hợp đồng kinh tế. Ngoài ra, nó cũng giúp tăng cường mối quan hệ thương mại giữa các nước.
  • Với các ngân hàng: Nguồn phí từ bảo lãnh ngân hàng chính là lợi ích trông thấy đối với các ngân hàng, nó chiếm một tỷ lệ không hề nhỏ. Phí bảo lãnh ngân hàng không chỉ đóng góp vào lợi nhuận mà còn giúp ngân hàng hạn chế tối đa rủi ro khi cho vay.
  • Với các doanh nghiệp: Nhờ có bảo lãnh ngân hàng, các doanh nghiệp có thể tin tưởng nhau hơn trong ký kết hợp đồng kinh doanh. Nó cũng giúp các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được khoản vay vốn hỗ trợ cho nhu cầu vốn lưu động với chỉ một khoản phí không đáng kể.

Bài viết trên bao gồm những giải thích về bảo lãnh ngân hàng, chi phí để được bảo lãnh ngân hàng và các loại bảo lãnh ngân hàng. Hy vọng bạn đọc có thể hiểu thêm được kiến thức cơ bản nhất về bảo lãnh ngân hàng.