Thuế quan là gì? Các loại thuế quan và vai trò chung

150

Trong thời đại toàn cầu hóa với nền kinh tế mở cửa, hội nhập với các nước khác trên thế giới. Các hoạt động xuất nhập khẩu cũng theo đó mà tăng lên và từ đó tạo ra những hàng hóa, vật chất có giá trị với mỗi nước.

Do đó, việc thu thuế từ những hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên theo thời gian và hoạt động này thì đóng không nhỏ cho nguồn ngân sách nhà nước. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về thuế quan.

1. Thuế quan là gì?

thue quan la gi

Thuế quan (Tiếng Anh là Tafiffs) là mức thuế đánh vào chi phí hàng hóa khi vận chuyển qua các biên giới, cửa khẩu của các quốc gia. Thuế quan bao gồm thuế đánh xuất khẩu và thuế nhập khẩu.

Thuế quan được coi là công cụ bảo hộ thương mại được nhiều quốc gia áp dụng trong ngành xuất nhập khẩu, cùng với công cụ khác là hạn ngạch. Hàng nhập khẩu bị đánh thuế nhập khẩu, ngược lại, hàng xuất khẩu bị đánh thuế xuất khẩu

Thông thường, các biện pháp phi thuế quan được chuyển thành thuế quan ràng buộc.

Phi thuế quan là những chính sách riêng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được xác định ranh giới rõ ràng, được ngăn cách bởi hàng rào cứng, đảm bảo điều kiện hoạt động của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Đơn vị cơ quan hải quan được phép kiểm tra, giám sát, kiểm soát hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu, quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu vực phi thuế quan với bên ngoài.

2. Các loại thuế quan

Thuế quan sẽ được phân loại theo từng đặc điểm khác nhau:

Cách phân loại Các loại thuế quan
1. Phân theo đối tượng đánh thuế Thuế quan xuất khẩu
Thuế quan nhập khẩu
Thuế quan quá cảnh
2. Phân theo phương pháp tính thuế Thuế quan tính theo giá trị
Thuế quan tính theo số lượng
Thuế quan kết hợp
3. Phân theo mức thuế Thuế quan tối đa
Thuế quan tối thiểu
Thuế quan ưu đãi
4. Phân theo mục đích Thuế quan tài chính
Thuế quan bảo hộ

3. Đối tượng chịu thuế quan

Theo Điều 2 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Điều 1 Nghị định 87: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu gồm:

  • Hàng hóa được di chuyển từ thị trường nội địa vào khu phi thuế quan và từ khu thuế quan vận chuyển vào thị trường nội địa.
  • Hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu qua biên giới hay cửa khẩu Việt Nam
  • Hàng hóa mua bán hoặc trao đổi bất kỳ khác được coi là hàng hóa xuất nhập khẩu.

4. Vai trò của thuế quan

Trên tổng thể nền kinh tế,thuế quan đóng cả 2 vai trò cả tích cực lẫn tiêu cực, tùy từng nhóm lợi ích khác nhau. Cụ thể như sau: 

  • Thuế quan là nguồn đóng góp lớn vào thu nhập ngân sách cho chính phủ.
  • Thuế quan có thể bảo vệ các nhà sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh từ các sản phẩm nước ngoài. Thuế quan làm tăng giá bán của các hàng nhập khẩu.
  • Thuế quan đồng thời cũng làm giá cả của các mặt hàng nhập khẩu trong nước tăng. Điều này ảnh hưởng đến khả năng mua sắm hàng nhập khẩu của người dân tại Quốc gia đó. Ví dụ: Giá xe ô tô nhập khẩu quá đắt như Việt nam hiện nay chính là một biểu hiện rõ nhất.
  • Áp dụng thuế quan cũng làm giảm hiệu quả về tổng thể toàn bộ nền kinh tế vì khoản thuế quan này sẽ là động lực khuyến khích các công ty nội địa sản xuất ra những sản phẩm mà có thể được sản xuất hiệu quả hơn ở nước ngoài. 

5. Mục đích của thuế quan

Nhà nước sử dụng thuế quan như một công cụ tài chính bao gồm những mục đích sau: 

  • Nhà nước áp dụng thuế quan để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu hay bảo hộ sản xuất trong nước: do thuế quan là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu. Nếu thuế quan cao thì giá cả hàng hóa nhập khẩu của cao và ảnh hưởng đến sức mua của thị trường cũng như khối lượng hàng hóa trao đổi giữa 2 nước. 
  • Thuế quan được dùng như một nguồn thu quan trọng trong ngân sách nhà nước.
  • Thuế quan được sử dụng như một công cụ để phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp lực với bạn hàng trong quá trình đàm phán.

Thuế quan xét theo từng nhu cầu một hay vài mục đích được liệt kê ở trên đều được đề cao. Nếu trong thương mại giữa các nước mà xác định được mục đích thuế quan của đối tác, nước nội địa có thể xác định là có mục đích bảo hộ mậu dịch, thuế nhập khẩu có thể trở thành đối tượng bị nước ngoài đòi cắt giảm.