Thuế VAT là gì? Công thức và cách tính thuế GTGT

114

Thuế giá trị gia tăng (VAT) là một loại thuế quan trọng trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia, được áp dụng trên các hoạt động kinh doanh, giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ.

VAT được thu với mục đích tạo nguồn thu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước và đồng thời cũng là công cụ quản lý giá cả, phân bổ tài nguyên trong kinh tế.

1. Thuế VAT là gì?

Thuế giá trị gia tăng (VAT – Value Addex Tax) là một loại thuế gián thu được áp dụng trên hầu hết các sản phẩm và dịch vụ được bán ra trên thị trường. Được hiểu đơn giản, VAT là một khoản phí mà người tiêu dùng phải trả khi mua bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào, và được tính trên giá trị gia tăng của sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Thuế VAT được tính trên mức giá trị gia tăng của sản phẩm hoặc dịch vụ, tức là khoản giá trị tăng thêm vào sản phẩm hoặc dịch vụ sau khi đã qua các giai đoạn sản xuất, phân phối và bán lẻ.

Đây là một nguồn thu quan trọng của các nền kinh tế trên thế giới và được sử dụng để tài trợ cho nhiều chính sách và dự án của chính phủ.

thue gia tri gia tang la gi

Năm 1954, luật thuế giá trị gia tăng được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Cho đến nay thì thuế giá trị gia tăng đã được áp dụng rộng rãi ở toàn bộ trên các nước thế giới với khoảng 130 quốc gia. 

Thuế VAT có thể hiểu là loại thuế doanh thu được đánh vào từng giai đoạn sản xuất cũng như lưu thông các sản phẩm và hàng hóa. Thuế sẽ được tính từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến khi sản phẩm được hoàn thiện và đưa vào tiêu dùng.

Thuế giá trị gia tăng sẽ được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng phải chịu khi mua hàng hóa dịch vụ đó. 

2. Các đối tượng chịu thuế VAT

Các đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) bao gồm:

  • Các tổ chức kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ có giá trị gia tăng tại Việt Nam.
  • Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài vào Việt Nam.
  • Các tổ chức, cá nhân kinh doanh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài từ Việt Nam.
  • Các tổ chức, cá nhân kinh doanh bán lẻ hàng hóa và cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.
  • Các tổ chức, cá nhân kinh doanh phân phối, môi giới, tiếp thị hàng hóa và dịch vụ tại Việt Nam.
  • Các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản và các dịch vụ liên quan tại Việt Nam.

Các đối tượng trên đều phải đăng ký và thực hiện nghĩa vụ thuế VAT theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên thuế VAT đều đã được tính vào giá sản phẩm, dịch vụ. Do đó, người chịu thuế sau cùng chính là người mua bán và sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

3. Cách tính thuế giá trị gia tăng

Công thức tính thuế thu giá trị gia tăng (VAT) như sau:

Thuế VAT = Giá trị hàng hóa/dịch vụ x Thuế suất VAT (%)

Trong đó:

  • Ggiá trị hàng hóa/dịch vụ là số tiền mà người mua phải trả cho người bán, bao gồm cả thuế VAT.
  • Thuế suất VAT hiện nay ở Việt Nam là 10%.

Ví dụ: Giá trị một sản phẩm là 1.000.000 VNĐ, thì thuế VAT sẽ là 1.000.000 VNĐ x 10% = 100.000 VNĐ.

Cách tính thuế VAT cũng có thể được áp dụng cho việc tính giá bán cho người tiêu dùng cuối. Trong trường hợp này, giá bán cho người tiêu dùng cuối sẽ bao gồm cả giá trị hàng hóa/dịch vụ và thuế VAT. Thuế suất thuế giá trị gia tăng sẽ được tính trên giá trị này.

Ví dụ: Nếu một sản phẩm được bán cho người tiêu dùng cuối với giá là 1.100.000 VNĐ, thì giá trị hàng hóa/dịch vụ sẽ là 1.000.000 VNĐ, và thuế VAT sẽ là 100.000 VNĐ (tức là 1.100.000 VNĐ x 10%).

Các doanh nghiệp phải tính và nộp thuế VAT cho cơ quan thuế địa phương theo quy định của pháp luật.

4. Đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng

Dựa trên Thông tư 219/2013/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC, Thông tư 130/2016/TT-BT, các đối tượng không phải chịu mức thuế giá trị gia tăng khá rộng rãi và được liệt kê như sau:

  • Các sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt hoặc nuôi trồng thủy sản chưa qua quá trình chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ được sơ chế đơn giản, do các cá nhân hoặc tổ chức sản xuất và bán ra đều được miễn thuế GTGT.
  • Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và internet được cung cấp để hỗ trợ chương trình phổ cập của chính phủ.
  • Sản phẩm là giống vật nuôi và giống cây trồng, bao gồm cây giống, con giống, phôi, tinh dịch và các vật liệu di truyền.
  • Các dịch vụ tài chính, ngân hàng và chứng khoán.
  • Các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp như tưới tiêu, cày, bừa, nạo vét kênh, mương nội đồng và thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
  • Các sản phẩm muối bao gồm muối được sản xuất từ nước biển, muối tinh, muối mỏ tự nhiên và muối i-ốt với thành phần chính là NaCl.
  • Nhà ở được Nhà nước bán cho người đang thuê và thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.
  • Các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm cây trồng, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm tàu thuyền và tái bảo hiểm có liên quan đến con người và trang thiết bị dụng cụ đánh bắt thủy sản.

5. Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

Các đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là những mặt hàng thuộc diện nhập khẩu từ nước ngoài vào trong nước với mục đích là sử dụng cho việc sản xuất cũng như kinh doanh, tiêu dùng ở trong nước hoặc từ khu chế xuất nhập khẩu vào thị trường nội địa.Thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu được xác định dựa trên giá trị tính thuế và thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu, cụ thể như sau:

Thuế VAT hàng nhập khẩu = (Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu (nếu có)) x Thuế suất

Trong đó:

  • Thuế suất trong công thức có thể là 0%,5%,8% hoặc 10% tùy vào hàng hóa đó chịu thuế suất nào.
  • Giá tính thuế nhập khẩu là giá phải trả tính đến cửa khẩu đầu tiên, đây chính là giá CIF (đã bao gồm phí bảo hiểm, phí vận tải). Với giá nhập khẩu là FOB thì sẽ cần cộng thêm phí bảo hiểm và phí vận chuyển đến cửa khẩu nhập.

6. Khấu trừ thuế GTGT hàng xuất khẩu

Khấu trừ thuế GTGT hàng xuất khẩu là một chính sách thuế của chính phủ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Theo đó, các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài sẽ được khấu trừ lại số tiền thuế GTGT mà họ đã trả khi mua nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa, dịch vụ để sản xuất hoặc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ này.

Cụ thể, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thì thuế GTGT được tính theo tỷ lệ 0%, do đó các doanh nghiệp không phải chịu chi phí thuế GTGT cho sản phẩm, dịch vụ này.

Thay vào đó, họ có thể khấu trừ lại số thuế GTGT mà đã trả khi mua các nguyên vật liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ xuất khẩu.

Để được hưởng chính sách khấu trừ thuế GTGT hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kế toán, thuế, đăng ký kinh doanh và phải có các chứng từ, giấy tờ liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

7. Hoàn thuế giá trị gia tăng

a) Các trường hợp được hoàn thuế GTGT

Trường hợp 1: Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

Trường hợp 2: Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh.

Trường hợp 3: Hoàn thuế GTGT với các dự án đầu tư theo quy định cụ thể.

Trường hợp 4: Hoàn thuế với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

Trường hợp 5: Các cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.

Trường hợp 6: Các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lkaij hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.

b) Điều kiện hoàn thuế GTGT

Theo Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC, điều kiện hoàn thuế GTGT như sau:

  • Là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ;
  • Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền;
  • Có con dấu theo đúng quy định của pháp luật,
  • Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
  • Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.

c) Hồ sơ đăng ký hoàn thuế GTGT

Hồ sơ hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư:

  • Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN mẫu 01/ĐNHT (ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC);
  • Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư theo mẫu số 02/GTGT;
  • Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT.

Hồ sơ hoàn thuế GTGT cho hàng xuất khẩu:

Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước mẫu 01/ĐNHT (ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC). – Hợp đồng mua bán, gia công, tờ khai hải quan, chứng từ thanh toán qua ngân hàng…

Hồ sơ hoàn thuế GTGT với dự án ODA:

  • Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước mẫu 01/ĐNHT (ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC);
  • Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-1/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156;
  • Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc phê duyệt dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại, dự án sử dụng vốn ODA vay ưu đãi được ngân sách nhà nước cấp phát (bản chụp có đóng dấu và chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền của dự án). Trường hợp hoàn thuế nhiều lần thì chỉ xuất trình lần đầu.
  • Xác nhận của cơ quan chủ quản dự án ODA về hình thức cung cấp dự án ODA là ODA không hoàn lại hay ODA vay được ngân sách nhà nước cấp phát ưu đãi thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng (bản chụp có xác nhận của cơ sở) và việc không được ngân sách nhà nước cấp vốn đối ứng để trả thuế giá trị gia tăng. Người nộp thuế chỉ phải nộp tài liệu này với hồ sơ hoàn thuế lần đầu của dự án.

Trường hợp nhà thầu chính lập hồ sơ hoàn thuế thì ngoài những tài liệu nêu tại điểm này, còn phải có xác nhận của chủ dự án về việc dự án không được ngân sách nhà nước bố trí vốn đối ứng để thanh toán cho nhà thầu theo giá có thuế giá trị gia tăng; giá thanh toán theo kết quả thầu không có thuế giá trị gia tăng và đề nghị hoàn thuế cho nhà thầu chính.

Hồ sơ hoàn thuế GTGT với văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA:

  • Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước mẫu 01/ĐNHT (ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC);
  • Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-1/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156;
  • Văn bản thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với Nhà tài trợ về việc thành lập Văn phòng đại diện (bản chụp có xác nhận của Văn phòng);
  • Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập Văn phòng đại diện (bản chụp có xác nhận của Văn phòng).

Hồ sơ hoàn thuế GTGT với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ có thuế GTGT ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo:

  • Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước mẫu 01/ĐNHT (ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC).
  • Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-1/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156;
  • Văn bản phê duyệt các khoản viện trợ của cấp có thẩm quyền (bản chụp có xác nhận của người nộp thuế);
  • Văn bản xác nhận của Bộ Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách trung ương) hoặc của Sở Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách địa phương) về khoản tiền viện trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài nêu rõ: tên tổ chức viện trợ, giá trị khoản viện trợ, cơ quan tiếp nhận, quản lý viện trợ.

Hồ sơ hoàn thuế GTGT với đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao:

  • Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước mẫu 01/ĐNHT (ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC) có xác nhận của Cục Lễ tân nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao.
  • Bảng kê thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho cơ quan đại diện ngoại giao theo mẫu số 01-2/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này và Bảng kê thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho viên chức ngoại giao tại Việt Nam theo mẫu số 01-3/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156;
  • Bản gốc kèm theo 02 (hai) bản chụp hóa đơn GTGT có đóng dấu của cơ quan đại diện. Cơ quan thuế sẽ trả lại các hóa đơn gốc cho cơ quan đại diện sau khi thực hiện hoàn thuế GTGT.

Hồ sơ hoàn thuế GTGT theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần:

  • Giấy đề nghị hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần theo mẫu số 02/ ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156.
  • Bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp đã được hợp pháp hóa lãnh sự (ghi rõ là đối tượng cư trú trong năm tính thuế nào).
  • Bản chụp hợp đồng kinh tế, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng đại lý, hợp đồng uỷ thác, hợp đồng chuyển giao công nghệ hay hợp đồng lao động ký với tổ chức, cá nhân Việt Nam, giấy chứng nhận tiền gửi tại Việt Nam, giấy chứng nhận góp vốn vào Công ty tại Việt Nam (tuỳ theo loại thu nhập trong từng trường hợp cụ thể) có xác nhận của người nộp thuế.
  • Xác nhận của tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng về thời gian và tình hình hoạt động thực tế theo hợp đồng (trừ trường hợp hoàn thuế đối với hãng vận tải nước ngoài).
  • Giấy ủy quyền trong trường hợp tổ chức, cá nhân uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định. Trường hợp tổ chức, cá nhân lập giấy uỷ quyền để uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục hoàn thuế vào tài khoản của đối tượng khác cần thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự (nếu việc uỷ quyền được thực hiện ở nước ngoài) hoặc công chứng (nếu việc uỷ quyền được thực hiện tại Việt Nam) theo quy định.
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Hồ sơ hoàn thuế theo Hiệp định, đề nghị giải trình cụ thể tại Giấy đề nghị hoàn thuế theo Hiệp định mẫu số 02/ĐNHT nêu trên để cơ quan thuế xem xét, quyết định.

Hồ sơ hoàn thuế GTGT với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp:

  • Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156, trong đó ghi rõ số thuế GTGT hàng nhập khẩu của thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp và cam kết của doanh nghiệp.
  • Bảng kê hồ sơ hàng hóa nhập khẩu theo mẫu số 01-4/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế quan trọng và cần thiết trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia. Việc áp dụng VAT đem lại nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước, đồng thời cũng giúp quản lý giá cả, tài nguyên trong kinh tế.

Để tránh những sai phạm trong quá trình áp dụng VAT, các tổ chức, cá nhân nên tuân thủ chặt chẽ các quy định về thuế và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế.