Trang chủĐầu tưThanh khoản là gì? Tầm quan trọng của tính thanh khoản

Thanh khoản là gì? Tầm quan trọng của tính thanh khoản

Thanh khoản là một trong những chỉ số quan trọng trong các loại thị trường như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản… Tiền là tài sản có tính thanh khoản lớn nhất.

Vậy tính thanh khoản là gì? Có những loại nào? Hiểu về thanh khoản và cách đo lường nó trong bài viết dưới đây.

thanh khoan la gi

1. Thanh khoản là gì?

Thanh khoản (Tiếng Anh là Liquidity) đề cập đến tính hiệu quả hoặc tính linh hoạt mà một tài sản hoặc cổ phiếu chứng khoán có thể chuyển đổi thành tiền mặt mà không ảnh hưởng tới giá trị thị trường của nó.

Loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất hiện nay chính là tiền mặt.

Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, trong khi các tài sản hữu hình khác thường có tính thanh khoản thấp hơn. Hai loạn thanh khoản chính bao gồm thanh khoản thị trườngthanh khoản kế toán.

Hiện tại, lượng tiền mặt và tính linh hoạt được sử dụng phổ biến nhất để đo lường tính thanh khoản.

Trong tài chính doanh nghiệp, tính thanh khoản chỉ mức độ mà một tài khoản có thể được mua hoặc bán nhanh chóng trên thị trường với mức giá phản ánh giá trị nội tại của nó.

Tiền mặt được coi là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất vì chúng ta có thể sử dụng tiền mặt để mua các tài sản khác rất dễ dàng và nhanh chóng.

Các loại tài sản hữu hình như bất động sản, đồ mỹ nghệ, đồ sưu tầm đều có tính thanh khoản thấp. Các loại tài sản khác như cổ phiếu, đơn vị hợp danh có mức độ thanh khoản khác nhau.

2. Các loại thanh khoản

Có 2 thước đo chính về thanh khoản là thanh khoản thị trường và thanh khoản kế toán.

2.1 Thanh khoản thị trường

Tính thanh khoản của thị trường có thể hiểu là mức độ mà một thị trường cho phép tài sản được mua bán với giá ổn định và minh bạch. Ví dụ như thanh khoản của thị trường chứng khoán, thanh khoản của thị trường bất động sản…

Thị trường chứng khoán thường có tính thanh khoản cao hơn thị trường bất động sản. Nếu một sàn giao dịch chứng khoán có khối lượng giao dịch cao không bị chi phối bởi hoạt động mua bán thì giá mà người mua trên mỗi cổ phiếu (giá chào mua) và giá người bán sẵn sàng chấp nhận mua (giá chào bán) sẽ rất sát nhau.

tinh thanh khoan cua thi truong chung khoan
Tính thanh khoản của thị trường chứng khoán thể hiện qua khối lượng giao dịch (Nguồn ảnh: Fireant)

Khi giá mua và giá bán không có độ chênh lệch lớn, thị trường chứng khoán sẽ có tính thanh khoản cao hơn. Ngược lại, nếu nó bị nới rộng ra thì thị trường chứng khoán sẽ kém thanh khoản hơn.

Thị trường bất động sản thường kém thanh khoản hơn nhiều so với thị trường chứng khoán. Tính thanh khoản của một thị trường với các loại tài sản khác (công cụ phái sinh, hợp đồng, tiền tệ, hàng hóa…) thường phụ thuộc vào quy mô của chúng cũng như số lượng sàn giao dịch tồn tại để chúng có thể được giao dịch.

2.2 Thanh khoản kế toán

Thanh khoản kế toán thể hiện mức độ dễ dàng mà một công ty có thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của họ với các tài sản lưu động có sẵn của họ và khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn.

Về mặt đầu tư, đánh giá tính thanh khoản kế toán đồng nghĩa với việc so sánh tài sản lưu động với nợ ngắn hạn hoặc nghĩa vụ tài chính đến hạn trong vòng 1 năm.

3. Cách đo lường thanh khoản

Các nhà phân tích tài chính xem xét khả năng sử dụng tài sản lưu động của một công ty để thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn của mình.

3.1 Tỉ số thanh khoản hiện tại

Tỉ số thanh khoản hiện tại đo lường tài sản ngắn hạn so với các khoản nợ ngắn hạn. Công thức như sau:

Tỉ số thanh khoản hiện tại = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

3.2 Tỉ số thanh khoản nhanh

Tỉ số thanh khoản nhanh thể hiện khả năng mà một doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản vay ngắn hạn thông qua các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt và các khoản tương đương tiền.

Công thức như sau:

Hệ số thanh khoản nhanh = (Tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu)/ Nợ ngắn hạn

3.3 Tỉ số thanh khoản nhanh (biến thể)

Một biến thể của tỉ số thanh khoản nhanh là việc trừ hàng tồn kho khỏi tài sản hiện. Công thức như sau:

Tỷ số thanh khoản nhanh (biến động) = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho – Chi phí trả trước)/ Nợ ngắn hạn

3.4 Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt

Tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt phản ánh chính xác nhất tỷ lệ thanh khoản. Nó không bao gồm các khoản phải thu, hàng tồn kho cũng như các tài sản ngắn hạn khác, khi đó tài sản lưu động hoàn toàn là tiền mặt và các khoản tương đương tiền.

Tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt đánh giá khả năng thanh toán của một công ty trong trường hợp xấu nhất, ngay cả với các công ty có lợi nhuận cao cũng có thể gặp rắc rối nếu họ không duy trì một tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt phù hợp, không có thanh khoản để phản ứng với các sự kiện không lường trước được.

Công thức như sau:

Tỷ lệ tiền mặt = Tiền và các khoản đương đương tiền / Nợ ngắn hạn

4. Tầm quan trọng của tính thanh khoản

Nếu thị trường không có thanh khoản, việc bán hoặc chuyển đổi tài sản hoặc chứng khoán thành tiền mặt sẽ trở nên khó khăn.

Ví dụ: Nếu bạn sở hữu một cổ vật được định giá 100.000.000 đồng. Tuy nhiên, nếu không có thị trường (hoặc người mua) phù hợp với vật bạn sở hữu thì việc bán nó sẽ rất khó bởi không ai trả cho bạn giá gần với giá trị được thẩm định của nó, khi đó nó rất kém thanh khoản.

Các loại tài sản có tính thanh khoản cao có thể được bán dễ dàng và nhanh chóng với đầy đủ giá trị của chúng và tốn ít chi phí hơn.

Các công ty cũng phải nắm giữ đủ tài sản có thanh khoản cao để thực hiện các nghĩa vụ ngắn hạn như hóa đơn, lương nhân viên để không gặp phải các khủng hoảng thanh khoản và dẫn tới phá sản.

5. Vì sao thanh khoản của các cổ phiếu lại cao thấp khác nhau?

Các cổ phiếu có tính thanh khoản cao thường là các cổ phiếu nhận được nhiều sự quan tâm từ các đối tượng khác nhau trên thị trường và có khối lượng giao dịch hàng ngày lớn. Những cổ phiếu như vậy cũng sẽ thu hút một số lượng lớn các nhà tạo lập thị trường, là những người duy trị thị trường hai chiều chặt chẽ.

Các cổ phiếu kém thanh khoản có chênh lệch giá mua-bán rộng hơn và độ sâu thị trường ít hơn. Những cổ phiếu này có xu hướng ít được biết đến hơn, khối lượng giao dịch thấp hơn và thường có giá trị thị trường cũng như độ biến động thấp hơn.

NỘI DUNG LIÊN QUAN

XEM NHIỀU

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM